Nội dung:
Lệnh: Là một tác vụ, biểu thức, hàm, cấu trúc điều khiển...
Khối lệnh: Là một dãy các câu lệnh được bọc bởi cặp dấu { }, các lệnh trong khối lệnh phải viết thụt vô 1 tab so với cặp dấu { }.
#Code:
{
a=5;
b=6;
printf("Tong %d+%d=%d",a,b,a+b);
}
Lệnh if: Câu lệnh if cho phép lựa chọn một trong hai nhánh tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức luận lý là đúng (true) hay sai (false) hoặc khác không hay bằng không.
VD: Tìm số lớn nhất a và b?
#Code:
#include<iostream>
using namespace std;
int main()
{
int a,b;
cout<<"Nhap a:";
cin>>a;
cout<<"Nhap b:";
cin>>b;
if(a>b)
cout<<"a la so lon nhat!";
else
cout<<"b la so lon nhat!";
return 0;
}
Toán tử 3 ngôi trong cấu trúc điều khiển.
Áp dụng bài tập trên.
#Code:
#include<iostream>
using namespace std;
int main()
{
int a,b;
cout<<"Nhap a:";
cin>>a;
cout<<"Nhap b:";
cin>>b;
string tmp=(a>b)?"a lon nhat":"b lon nhat";
cout<<""<<tmp;
return 0;
}
Lệnh switch: Lệnh switch cũng giống như cấu trúc else-if, nhưng nó mềm dẻo hơn và linh động hơn nhiều so với sử dụng if. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế là kết quả của biểu thức phải là giá trị hằng nguyên (có giá trị cụ thể). Một bài toán sử dụng lệnh switch thì cũng có thể sử dụng if, nhưng ngược lại còn tuỳ thuộc vào giải thuật của bài toán.
VD: Nhập vào giá trị tháng, kiểm tra xem tháng có hợp lệ (trong khoảng 1-12). Nếu hợp lệ in ra quý tương ứng (1-3: quý 1, 4-6: quý 2, 7-9: quý 3, 10-12: quý 4).
#Code:
#include<iostream>
using namespace std;
int main()
{
int n;
cout<<"Nhap thang:";
cin>>n;
if(n>=1 && n<=12)
{
switch(n)
{
case 1:case 2:case 3:cout<<"Quy 1";break;
case 4:case 5:case 6:cout<<"Quy 2";break;
case 7:case 8:case 9:cout<<"Quy 3";break;
case 10:case 11:case 12:cout<<"Quy 4";break;
}
}
return 0;
}
0 Comment:
Đăng nhận xét
Thank you for your comments!